Vải thun lạnh là chất liệu được nhiều người sử dụng trong ngành thời trang may mặc. Với những công dụng và ưu điểm nổi trội, chất liệu này nhanh chóng được người tiêu dùng ưu ái. Vậy vải thun lạnh là gì? Công dụng, ưu nhược điểm của nó ra sao. Cùng Đồng Phục Thành Công tìm hiểu về loại vải này trong bài viết dưới đây nhé!

>>>> Tham khảo ngay: 20+ Các loại vải phổ biến hiện nay

1. Vải thun lạnh là gì?

Đây là loại vải được dệt bằng phương pháp dệt kim hoặc dệt thoi. Loại vải thun này cũng được dệt tương tự như vải thun trơn. Phương pháp dệt vải này đơn giản nên rất phổ biến hiện nay. Tên tiếng anh của vải thun lạnh là Cold Spandex. Loại vải này có đặc điểm là rất mềm mịn, bề mặt láng bóng và trơn. Do đó, vải không bị xù lông trong quá trình sử dụng kể cả giặt tay hay giặt máy. Khi sờ loại vải này, bạn sẽ cảm thấy tay se lạnh.

Vải thun lạnh là gì

Áo được may từ vải thun lạnh

Vải thun lạnh cao cấp được dệt từ sợi Polyeste, có độ co giãn tốt và không bị nhăn xù khi sử dụng. Đây là một trong số những loại vải được sử dụng cho đồ thể thao, quần áo người lớn và trẻ em vì đặc tính nổi bật.

2. Mặc vải thun lạnh có mát không?

Mọi người thường nghĩ áo có chất liệu vải thun lạnh mặc sẽ rất mát nhưng thực tế thì không hoàn toàn như vậy. Loại vải này cấu tạo từ sợi Polyeste nên nó chỉ tạo cảm giác man mát trong thời tiết, nhiệt độ không quá nóng mà thôi. Thường loại vải làm từ sợi nhân tạo nên khả năng thấm hút kém. Do đó, khi ra mồ hôi thường được giữ lại trên cơ thể và không thấm vào vải.

Vải thun lạnh

Tạo cảm giác mát mẻ cho người mặc

Trong vài trường hợp, mồ hôi tích tụ trên cơ thể có thể làm mát và làm dịu nhiệt. Tuy nhiên, khi thời tiết quá nóng, nó lại khiến cơ thể thêm nóng bức. Do những đặc tính như vậy nên vải thun lạnh được sản xuất ra khá mỏng. Nhờ thế, vải giảm đi nhược điểm thấm hút kém và trở nên mát lạnh hơn. Loại vải này rất được ưa chuộng để làm đồ thể thao, đồ chống nắng,…

>>>> Đừng bỏ lỡ: Vải thun trơn là gì? Ưu và nhược điểm của loại vải trơn

3. Phân loại vải thun lạnh

Hiện nay trên thị trường vải được chia làm hai loại chính. Đó là vải 2 chiều và vải 4 chiều.

3.1 Vải thun lạnh 2 chiều

Loại vải thun 2 chiều có cấu tạo giống vải 4 chiều nhưng được áp dụng cách dệt khác. Loại vải này chỉ có thể co giãn theo chiều ngang. Vải có khả năng co dãn thấp hơn và dễ nhăn so với vải 4 chiều. Vải thun lạnh 2 chiều còn gây cảm giác thô cứng cho người mặc nên không được thoải mái khi vận động. Tuy nhiên, vải có form đẹp, bền và ít chảy xệ theo thời gian sử dụng. Loại vải này có giá cả thấp do nhược điểm thì nhiều mà ưu điểm lại ít.

Mua vải thun lạnh

Vải thun lạnh 2 chiều

3.2 Vải thun lạnh 4 chiều

Loại vải thun 4 chiều được làm từ 5% sợi Spandex và 95% sợi PE. Để sản xuất ra loại vải này cần có các thiết bị, máy móc hiện đại như máy dệt kim tròn,… Loại vải này có thể co giãn cả chiều ngang và chiều dọc. Chúng có độ co giãn cao, mềm mại lại thoáng mát, đem tới cảm giác dễ chịu cho người dùng. Do đó, vải thun cotton lạnh 4 chiều có giá thành tương đối cao nhưng dễ bị chảy xệ sau thời gian dài sử dụng.

Vải thun lạnh 4 chiều

Vải thun lạnh 4 chiều

4. Cấu tạo cơ bản của vải thun lạnh

Vải có cấu tạo từ 3 loại sợi khác nhau: sợi Polyeste, sợi Spandex và sợi Nylon. Thông thường, hàm lượng sợi PE và sợi Nylon cao hơn sợi Spandex. Các loại sợi chia theo tỷ lệ 1:19, 1 phần sợi Spandex và 19 phần sợi Polyeste. Hiện nay, thị trường Việt Nam có một đơn vị sử dụng thêm sợi cotton cho loại vải này. Loại vải thun mới được gọi là vải thun cotton lạnh. Vải cũng mang các ưu điểm của vải thun lạnh nhưng có độ thấm hút cao hơn rất nhiều.

  • Đặc điểm của sợi Polyeste: Đây là loại sợi nhân tạo làm từ các loại khoảng sản. Do đó, sợi có độ co giãn kém, khả năng thấm hút không cao nhưng rất mềm mượt.
  • Đặc tính của sợi Spandex: Đây cũng là một loại sợi tổng hợp nhưng được sản xuất khác với các loại sợi nhân tạo khác. Sợi vải có độ co giãn cao lại rất mềm mượt.
Áo vải thun lạnh

Áo vải thun lạnh họa tiết

5. Tính chất của vải thun lạnh

Vải thun lạnh có 2 tính chất cơ bản đó là tính chất vật lý và tính chất hóa học.

5.1 Tính chất vật lý

Loại vải thun lạnh cao cấp này rất ít bị nhăn kể cả bị vò mạnh. Vải có tính chất không thấm nước hoặc thấm nước rất kém nên khả năng hút ẩm không được cao. Bề mặt vải có ánh nhẹ, sáng và đều màu (không có chỗ sáng màu, chỗ tối màu). Khi sờ bề mặt vải, tay có cảm giác mát lạnh và mềm mịn.

vải thun cotton lạnh 4 chiều

Tính chất của vải thun lạnh

5.2 Tính chất hóa học

Loại vải này không tan trong nước nên rất nhanh khô khi bị ướt hoặc giặt. Vải có khả năng bắt lửa kém, chỉ cháy khi gần ngọn lửa và tắt khi ngọn lửa đi ra xa. Khi vải bị cháy, chũng ta sẽ ngửi thấy mùi nhựa còn tro vải vón thành cục, bóp cũng không tan được.

Mua vải thun lạnh

Áo thể thao vải thun lạnh

6. Ưu và nhược điểm của vải thun lạnh

6.1 Ưu điểm

  • Vải mềm mịn, trơn, mỏng nên cảm giác mát lạnh khi sờ vào và tạo sự dễ chịu, thoải mái cho người mặc.
  • Ít nhăn và xù lông khi sử dụng.
  • Khả năng chống bám bẩn tốt nên dễ giặt và vệ sinh.
  • Độ bền cao, không bị ảnh hưởng nhiều bởi chất hóa học hay các vi khuẩn gây hại.
  • Khả năng thoát ẩm cao, giúp thấm mồ hôi hiệu quả. Do đó, khi giặt rất nhanh khô nên người dùng có thể thoải mái sử dụng.
  • Giá thành tương đối rẻ.
  • Mẫu mã và màu sắc đa dạng, tươi sáng. Người dùng có thể thoải mái lựa chọn mẫu phù hợp với bản thân.
  • Độ co giãn tốt, ít khi bị co rút khi dùng.
  • Vải phù hợp để may các loại đồ thể thao vì đặc tính thông thoáng và thấm hút mồ hôi nhanh.
Vải thun lạnh 4 chiều

Áo vải thun lạnh 4 chiều

6.2 Nhược điểm

  • Đôi khi sử dụng sẽ thấy khá nóng.
  • Khả năng thấm hút mồ hôi không quá tốt.
  • Chất lượng vải dễ bị ảnh hưởng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.
Vải thun cotton lạnh 4 chiều

Vải thun lạnh dùng làm áo thể thao

7. Bảng màu vải thun lạnh tại Đồng Phục Thành Công

Đồng Phục Thành Công có bảng màu đa dạng lên tới 27 màu sắc khác nhau. Có các gam màu nóng như: màu đỏ, đỏ đô, cam ngói, vàng chanh, vàng cúc,… Cùng các gam màu lạnh dịu nhẹ như: xanh dương, xanh lá cây,… Những màu sắc trung tính cũng không thiếu: màu trắng, xám ghi, đen, kem, cà phê,…

Áo vải thun lạnh

Bảng màu vải thun lạnh tại Đồng Phục Thành Công

8. Ứng dụng phổ biến của vải thun lạnh

Hiện nay loại vải thun này được sử dụng khá phổ biển trong ngành may mặc. Bất kể nam, nữ, người già hay trẻ nhỏ đều có thể sử dụng chất liệu này. Vải thun này có thể may được nhiều loại trang phục khác nhau, đáp ứng được nhiều nhu cầu của người mặc trong quá trình sử dụng. Loại vải được ứng dụng nhiều trong cuộc sống như:

  • Dùng để may quần áo cho trẻ em, các sản phẩm như đồ bộ, quần áo rộng rãi, áo ba lỗ, váy hai dây,…
  • Dùng để may váy, đồ ngủ, đồ bộ,… cho các chị em. Nhờ đặc tính là bề mặt trơn, mềm, mịn nên được các chị em yêu thích lựa chọn.
  • Dùng để may các sản phẩm áo, đồ thể thao cho nam giới. Với ưu điểm thoát mồ hôi tốt, loại vải này giúp người mặc thấy thoải mái, dễ chịu, không thấy gò bó khi di chuyển, cử động lúc chơi thể thao.
vải thun lạnh cao cấp

Ứng dụng phổ biến của vải thun lạnh

Vải thun lạnh giá rẻ

Ứng dụng phổ biến của vải thun lạnh

9. Cách nhận biết vải thun lạnh

9.1 Dựa vào giác quan

Khi sờ tay vào bề mặt vải, chúng ta sẽ cảm nhận được sự mềm mại, mịn mướt của nó. Bề mặt vải sáng, đều màu và có ánh nhẹ. Khi vò hay chà sát mạnh, vải sẽ bị nhăn nhưng nhăn rất ít rồi nhanh chóng trở lại trạng thái ban đầu. Chúng ta có thể quan sát độ đều màu của vải thun lạnh khi mang nó ra ngoài ánh sáng mặt trời.

Vải thun lạnh là gì

Áo vải thun lạnh phù hợp chơi thể thao

9.2 Dựa vào nhiệt độ

Loại vải này có tính chất hóa học là khả năng bắt lửa rất kém và sẽ tắt ngay khi đưa ngọn lửa ra xa. Tro vải thường vón thành cục, bóp cũng không tan được. Ngoài ra, sau khi cháy, vải có mùi khét của nhựa.

Vải thun lạnh họa tiết

Áo vải thun lạnh thoải mái vận động

9.3 Dựa vào tính thấm nước

Theo đặc tính vật lý, loại vải này có khả năng thấm nước khá tệ. Bạn chỉ cần thấm nước trực tiếp lên vải, quan sát thấy vải không thấm nước hoặc thấm rất chậm thì đây là loại vải thun lạnh cao cấp, chất lượng.

Vải thun lạnh giá rẻ

Áo vải thun lạnh đồng phục nhóm

10. Phân biệt giữa vải thun lạnh và vải cotton

Muốn phân biệt hai loại vải này, chúng ta có thể thực hiện 5 cách thông dụng này:

Cách 1: Tận dụng ánh sáng tự nhiên, ánh sáng mặt trời: Chúng ta dùng ánh sáng từ mặt trời để kiểm tra xem bề mặt vải có sáng và đều màu, không chỗ thì sáng chỗ thì tối. Nếu có nhiều hạt nếp nổi cộm trên bề mặt thì không phải vải thun chất lượng.

Cách 2: Kiểm tra khả năng thấm nước của vải: Chúng ta có thể dùng nước để kiểm tra độ thấm hút. Thông thường loại vải này thấm hút khá chậm hoặc không thấm nước nên rất dễ kiểm tra.

Cách 3: Sử dụng phương pháp cơ học: Chúng ta dùng tay kéo vải theo 4 chiều để kiểm tra độ co giãn. Nếu là vải 2 chiều sẽ dãn theo chiều ngang rồi co lại vị trí ban đầu. Vải 4 chiều sẽ co dãn theo chiều rộng và chiều ngang rồi quay về đúng vị trí lúc đầu.

Cách 4: Áp dụng phương pháp giác quan: Dùng tay sờ bề mặt vải để kiểm tra. Nếu bạn có cảm giác se lạnh, hơi mềm, mịn và mượt.

Cách 5: Kiểm tra màu sắc của vải: Bạn chỉ cần quan sát độ đều màu trên toàn bộ bề mặt tấm vải sẽ nhận biết được ngay. Vải thun lạnh cao cấp có độ đều màu cao.

Vải thun lạnh

Phân biệt giữa vải thun lạnh và vải cotton

11. Hướng dẫn bảo quản vải thun lạnh

Mỗi loại vải khác nhau đều có cách bảo quản riêng, phù hợp với đặc tính riêng của chúng. Biết cách bảo quản vải sẽ đảm bảo chất lượng của nó khi sử dụng. Để có thể bảo quản vải thun lạnh được hiệu quả và sử dụng được lâu cần nắm rõ những quy tắc mà Đồng Phục Thành Công chia sẻ dưới đây:

  • Loại vải có độ thấm hút kém nên khi giặt máy hay giặt tay, không nên giặt quá lâu.
  • Bảo quản ở những vị trí thoáng mát, tránh xa nơi ẩm mốc.
  • Hạn chế ngâm quần áo quá lâu khi giặt tay.
  • Nên giặt với nước giặt loãng hoặc hòa tan bột giặt trước khi dùng. Làm như vậy tránh được trình trạng vải nhanh hỏng, bị mục khi sử dụng.
  • Phơi quần áo ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp để đảm bảo dáng quần áo như ban đầu, không bị phai màu.
  • Hạn chế sấy khô quần áo nếu không cần thiết. Bởi vì khi sấy quá nhiều ở nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng tới chất lượng vải.
  • Khi ủi áo vải thun lạnh nên điều chỉnh nhiệt độ phù hợp. Không nên để nhiệt độ quá cao có thể khiến sợi vải bị teo lại. Loại vải này ít nhăn nên không cần ủi trước khi mặc.
vải thun lạnh cao cấp

Áo vải thun lạnh bền, đẹp

Những bài viết cùng chủ đề:

Trên đây là những chia sẻ của Đồng Phục Thành Công giúp bạn hiểu rõ hơn về vải thun lạnh cũng như công dụng, ưu nhược điểm của nó. Hy vọng bạn đã “thu thập” được nhiều thông tin hữu ích và mua vải thun lạnh chuẩn nhất cho mình nhé.

5 / 5 ( 1 bình chọn )